Kết quả tìm kiếm cho "tết Mậu Tuất"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 273
Những ngày này, triệu con tim cả nước cùng chung một nỗi tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ở nhiều địa phương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang biến đau thương thành hành động, tạo sức mạnh để phát triển quê hương, đất nước như mong mỏi lúc sinh thời của Tổng Bí thư.
Những hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các sự kiện lớn nhỏ trên cả nước đã để lại nhiều khoảnh khắc khó quên trong lòng toàn thể người dân Việt Nam.
36 năm trước, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ra Nghị quyết vinh danh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người đã mang lại sự thức tỉnh, sự giải phóng, sự phát triển, góp phần đem đến mùa Xuân cho nhiều dân tộc, cho hàng triệu triệu con người.
Mùa Xuân đã đến với mọi người, bằng sắc hoa thắm và màu cờ tươi. Hiểu rõ đời sống người dân hậu COVID-19 chưa thật sự “trở mình”, nhiều tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể đã năng động, nỗ lực gom góp nguồn lực, mang đến cái Tết yên vui nhất trong khả năng. Trong mùa Tết cổ truyền của dân tộc, thấm đẫm tình đoàn kết “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, sự nhân văn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tết Việt độc đáo không chỉ ở những nét đẹp phong tục hay những món ăn truyền thống mà còn đa dạng sắc màu bởi nó không bó hẹp trong phạm vi lễ tết thông thường: cúng tiễn năm cũ, mừng năm mới, vui chơi, hội hè.
Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Nguyên đán năm Tân Tỵ), sau 30 năm xa Tổ quốc, qua cột mốc 108 biên giới Việt - Trung (thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), Bác Hồ về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, đưa nước ta đi tới những mùa Xuân thắng lợi.
Xuân này, đất nước thật sự đã ra biển lớn! Ra biển lớn là lúc nhớ về… tất cả! Nhớ nguồn cội, nhớ lúc khó khăn gian khổ, nhưng cũng phải nhớ những điều đang diễn ra trong hiện tại và cả những điều sẽ diễn ra trong tương lai với tâm thế của người hiểu biết: Biết mình, biết người, biết việc…
Mỗi khi Tết đến, xuân về, chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã hy sinh trọn cuộc đời để đất nước ta “nở hoa độc lập, kết quả tự do”, nhân dân ta được hưởng những mùa Xuân ấm no, hạnh phúc.
Nhớ về đồng chí Võ Văn Kiệt là nhớ về một nhân cách lớn, suốt đời hoạt động sôi nổi, không ngừng nghỉ, luôn ở tuyến đầu, về một con người của những quyết sách trong tiến trình đi lên của đất nước. Bài viết này xin được nói thêm những ghi nhận và hiểu biết đã tích lũy về đồng chí trong gần 25 năm tác giả có nhiều dịp làm việc trực tiếp và tiếp xúc với ông.
Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng với nhiều gia đình liệt sĩ, nỗi đau chưa thể nguôi ngoai khi hài cốt của người thân vẫn còn nằm lặng lẽ ở đâu đó trên các chiến trường.
Nhớ đêm đó, ở khoảng sân rộng trước ngôi nhà tổ của dòng họ Touneh, ngọn lửa lớn đã bùng cháy lên như một nguồn cảm hứng, một lời mời gọi. Đắm mình trong thanh âm của các loại nhạc cụ, chung vũ điệu cổ truyền với những chàng trai, cô gái dân tộc Chu Ru, hòa cùng không khí thiêng liêng của dân làng Diom A trong đêm lễ tưởng nhớ tổ tiên Pơkhimocay và hội đoàn viên Tơigum Pơtom, lễ hội quan trọng của các dòng họ trong tộc người Chu Ru bên dòng Đạ Nhim mà tôi may mắn được làm khách mời, tôi càng cảm nhận rõ hơn về ý thức khơi dậy và trao truyền dòng mạch văn hóa của một tộc người.
Mỗi khi nghĩ về thế hệ những nhà văn đã trưởng thành trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, tôi lại nhớ tới câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.